MTA Vietnam is under Informa PLC Information Market Division

This site is operated by a business or businesses owned by Informa PLC and all copyright resides with them. Informa PLC’s registered office is 5 Howick Place, London SW1P 1WG. Registered in England and Wales. Number 8860726

Tháng 1/2023: 33 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng

17/02/2023

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2023 so với cùng kỳ năm trước giảm ở 30 địa phương và tăng ở 33 địa phương trên phạm vi cả nước.

Một số chỉ tiêu giảm nhẹ trong tháng 1

Theo Tổng cục Thống kê, Tết Nguyên đán Quý Mão diễn ra trong tháng 1/2023, trung nghỉ Tết, nên số ngày làm việc ít hơn 8-10 ngày so với tháng trước và cùng kỳ năm trước, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất trong tháng trước để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết, số lượng đơn đặt hàng và quy mô đơn hàng giảm đã ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp tháng 1/2023.

Chú trọng nội địa hoá chuỗi cung ứng các ngành công nghiệp để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tăng cường tính tự chủ
Chú trọng nội địa hoá chuỗi cung ứng các ngành công nghiệp để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tăng cường tính tự chủ

Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế dự báo kinh tế thế giới năm 2023 tăng trưởng thấp và có thể suy thoái. Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 01/2023 giảm 14,6% so với tháng trước và giảm 8% so với cùng kỳ năm trước .

Trong đó, chỉ số sản xuất ngành chế biến, chế tạo tháng 01/2023 giảm 9,1% so với cùng kỳ năm trước, làm giảm 7 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành khai khoáng giảm 4,9% làm giảm 0,8 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 3,4% làm giảm 0,3 điểm phần trăm.

Riêng ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,7%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.

Chỉ số sản xuất tháng 01/2023 của một số ngành trọng điểm cấp II giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất phương tiện vận tải khác (mô tô, xe máy) giảm 27,1%; sản xuất xe có động cơ giảm 23,9%; sản xuất trang phục giảm 21%; sản xuất thiết bị điện giảm 19,1%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 17,4%; sản xuất kim loại, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan cùng giảm 14,5%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 13,6%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 12,1%; dệt giảm 11,8%.

Ở chiều ngược lại, chỉ số sản xuất công nghiệp của một số ngành tăng: Sản xuất đồ uống tăng 17,5%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 5,9%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị tăng 3,8%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01/2023 so với cùng kỳ năm trước giảm ở 30 địa phương và tăng ở 33 địa phương trên phạm vi cả nước chủ yếu do tác động tăng, giảm của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành sản xuất, phân phối điện.

Trong đó, Vĩnh Long giảm 22,8%; Vĩnh Phúc giảm 28,7%; TP.HCM giảm 21,4%; Đồng Nai giảm 15,7%; Bình Dương giảm 17,4%; Hà Nội giảm 23,2%; Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 13,8%; Hải Dương giảm 20,2%; Quảng Bình giảm 26,5%…

Đây đều là các địa phương có quy mô sản xuất công nghiệp lớn. Khi chỉ số sản xuất công nghiệp của các địa phương này giảm mạnh đã ảnh hưởng đến chỉ số sản xuất công nghiệp nói chung của toàn nền kinh tế.

Nếu xét riêng về ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, Tổng cục Thống kê cho biết, nhiều địa phương có mức giảm mạnh, phần lớn do doanh nghiệp chưa có đơn hàng. Chẳng hạn, Quảng Nam giảm 47%; Hà Giang giảm 32%; Sóc Trăng giảm 31%; Vĩnh Long giảm 25,5%; Vĩnh Phúc giảm 19,6%; Tây Ninh giảm 16,7%; TP.HCM giảm 15,6%; Đồng Nai giảm 14,4%…

Ngược lại, cũng có một số địa phương có chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 01/2023 tăng so với cùng kỳ năm trước. Chẳng hạn, Tuyên Quang tăng 34,5%; Hậu Giang tăng 10,5%; Phú Yên tăng 8,9%; Kon Tum tăng 7,8%; Nghệ An tăng 7%

Bên cạnh đó, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tháng 01/2023 giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước: Khí hóa lỏng LPG giảm 33,3%; xe máy giảm 32,1%; ô tô giảm 31,7%; thép thanh, thép góc giảm 26,2%; đường kính giảm 25,7%; thép cán giảm 25,6%; ti vi giảm 24%; quần áo mặc thường giảm 23,4%; sơn hóa học giảm 14,6%; vải dệt từ sợi tự nhiên giảm 13,6%; xi măng giảm 13,3%; thủy hải sản chế biến và sữa tươi cùng giảm 9,4%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm tăng so với cùng kỳ năm trước: Bia tăng 15,5%; sữa bột tăng 10,8%; nước máy thương phẩm tăng 5,9%; sắt, thép thô tăng 4,3%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 3,7%; xăng dầu tăng 3,1%.

Tăng tốc phục hồi, đẩy nhanh nhịp độ phát triển công nghiệp

Để tăng tốc phát triển sản xuất công nghiệp trong năm 2023, theo Bộ Công Thương, Bộ sẽ triển khai tích cực Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương. Trên cơ sở đó, phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia và có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới, tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu; tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam. Đồng thời, rà soát cơ chế, chính sách tác động đến công nghiệp của từng ngành, sản phẩm. Từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu để hỗ trợ sản phẩm trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa

Cụ thể, theo Tờ trình của Bộ Công Thương về Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến 2030 gửi Chính phủ, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030.

Tờ trình cũng nêu, tập trung phát triển hoàn chỉnh hệ thống sản xuất công nghiệp trong nước thông qua việc nâng cấp và phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp. Chú trọng nội địa hoá chuỗi cung ứng các ngành công nghiệp để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tăng cường tính tự chủ, nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông Phạm Tuấn Anh- Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ cũng chỉ đạo, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phục hồi sản xuất, chuỗi cung ứng; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường xuất, nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng, linh kiện phục vụ cho sản xuất. Đồng thời, triển khai các giải pháp phát triển các ngành công nghiệp theo định hướng ưu tiên đã được xác lập: Phát triển các ngành công nghiệp nền tảng như: Cơ khí, thép, thiết bị điện…; một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu như: Dệt may, da giày, điện tử… công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả công nghiệp phục vụ an ninh, quốc phòng; công nghiệp chế biến sâu đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản; công nghiệp khai khoáng theo hướng chỉ cho phép áp dụng các công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản hiện đại, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội bền vững.

Năm 2023, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp ưu tiên; đẩy nhanh ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, phát triển sản xuất thông minh trong những ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn và công nghiệp ưu tiên.

Theo: Bộ Công thương Việt Nam

Share this post

Must Read

You may be interested in

17/03/2023
Các hãng xe giúp khách trả phí để kích cầu
Toyota Corolla Cross tại một đại lý ở TP.HCM. Ảnh: VnExpress/Phạm Trung Các nhà...
17/03/2023
Đông Nam Bộ trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước
Các chuyên gia đã kêu gọi tiếp tục nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng giao...
17/03/2023
Cải cách môi trường kinh doanh là trợ thủ đắc lực nhất cho doanh nghiệp
Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê, Tổng cục Thống kê cho rằng,...
17/03/2023
Tiềm năng và cơ hội để Việt Nam trở thành công xưởng mới của thế giới
Các số liệu thống kê cho thấy đã có những vụ dịch chuyển sản xuất sang...
10/03/2023
Trung tâm công nghiệp phụ trợ mới, chờ sự bứt phá trong 2023
(VNF) – Khu vực Nam Trung Bộ đã và đang trở thành trung tâm mới của các...
10/03/2023
MERCEDES MẠNH TAY ĐẦU TƯ HÀNG TỶ USD TÍCH HỢP CẢM BIẾN LIDAR CHO NHIỀU MẪU XE TRONG 10 NĂM TỚI
Nhà sản xuất Mercedes-Benz vừa tuyên bố về kế hoạch tích hợp hàng triệu...
10/03/2023
Chuyển giao thành công hệ thống phân loại tự động tích hợp camera AI
Viện Nghiên cứu Cơ khí (Bộ Công Thương) đã nghiên cứu và chuyển giao thành...
10/03/2023
Diễn đàn xây dựng nền công nghiệp tự chủ: vươn lên như diều gặp gió
Trong lúc nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng, cho công nhân nghỉ việc thì nhiều...
17/02/2023
Thành phố Hồ Chí Minh: Đẩy mạnh nhịp độ sản xuất
Ngay từ đầu năm 2023, khối doanh nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh đã khẩn...
17/02/2023
Phát huy vai trò tự động hóa sản xuất trong doanh nghiệp
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ số hóa, các dây chuyền tự động...

Đăng ký nhận Bản tin

    captcha
    ĐẶT GIAN HÀNG
    ĐĂNG KÝ THAM QUAN