Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi, chế biến, chế tạo “giữ nhịp” tăng trưởng
28/10/2022Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2022 tăng 9,63% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,69%, đóng góp 2,74 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế…

Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/9/2022, sản xuất công nghiệp quý 3/2022 tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 12,12% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 9 tháng năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 9,63% so với cùng kỳ năm trước (quý 1 tăng 7,16%; quý 2 tăng 9,51%; quý 3 tăng 12,12%).
Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,69% (quý 1 tăng 7,85%; quý 2 tăng 11,07%; quý 3 tăng 13,02%), đóng góp 2,74 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,71%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,03%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 4,42%, đóng góp 0,15 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Chỉ số sản xuất 9 tháng năm 2022 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước, gồm: Đồ uống tăng 31,9%; trang phục tăng 22,5%; da và các sản phẩm có liên quan tăng 20,4%; thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 18,3%; máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 17,3%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 16,4%; thiết bị điện tăng 14,9%; sản xuất phương tiện vận tải khác và sản xuất sản phẩm thuốc lá cùng tăng 11,4%.
Ở chiều ngược lại, chỉ số sản xuất của một số ngành giảm là sản phẩm từ cao su và plastic giảm 5,4%; sản xuất kim loại giảm 0,8%.

Một số địa phương có chỉ số sản xuất đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Ngược lại, một số địa phương có chỉ số sản xuất tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chưa lấy lại đà tăng trưởng cao như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm .

Trong 9 tháng năm 2022, một số sản phẩm công nghiệp chủ tăng cao so với cùng kỳ năm trước gồm: Bia tăng 35,8%; thủy hải sản chế biến tăng 20,4%; linh kiện điện thoại tăng 17,3%; ô tô tăng 16,5%; thép thanh, thép góc tăng 15,4%; quần áo mặc thường tăng 13,2%; thuốc lá điếu tăng 11,4%; giày, dép da tăng 10,2%; sơn hóa học tăng 10,1%; bột ngọt tăng 9,6%.
Ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước là sắt, thép thô giảm 13,7%; điện thoại di động giảm 5,8%; phân hỗn hợp NPK giảm 4,1%; thức ăn cho thủy sản giảm 3,3%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 3,1%; khí hóa lỏng LPG giảm 2,5%; tivi các loại giảm 1,8%; dầu thô khai thác giảm 0,6%.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9/2022 tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 tăng 2,8%).
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/9/2022 tăng 7,3% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 13,4% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 28,2%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 9 tháng năm 2022 là 76,4% (bình quân 9 tháng năm 2021 là 81,1%).
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/9/2022 tăng 1,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 21,8% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó: Lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,1% và giảm 6,5%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,5% và tăng 17,4%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,4% và tăng 25,8%.
Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 2,5% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 1,2% và tăng 23,5%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí không đổi và tăng 2,2%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,2% và tăng 5,5%.
Theo: VnEconomy
Triển lãm MTA Vietnam đóng vai trò là cầu nối giữa nền công nghiệp sản xuất quốc tế với thị trường Việt Nam. Trong bối cảnh sản xuất đang thay đổi, triển lãm MTA Vietnam đã phát triển và trở thành sự kiện chuyên ngành sản xuất lớn nhất cả nước, mang lại những giải pháp, máy móc và công nghệ sản xuất hiện đại và đa dạng cho ngành công nghiệp chế tạo. MTA Vietnam 2023 Ngày triển lãm: 04 -07 tháng 07 năm 2023 Giờ mở cửa: 9:00 – 17:00 hàng ngày Địa điểm tổ chức: Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Thông tin liên lạc: Tel: +84 28 3622 2588 Email: [email protected] Website: mtavietnam.com Facebook: facebook.com/MTAVietnam/ |
Must Read

MTA Vietnam 2022 Webinar

ADB lạc quan về kinh tế Việt Nam

MTA Vietnam 2021 x Bystronic Webinar

You may be interested in


Đông Nam Bộ trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước

Cải cách môi trường kinh doanh là trợ thủ đắc lực nhất cho doanh nghiệp

Tiềm năng và cơ hội để Việt Nam trở thành công xưởng mới của thế giới

Trung tâm công nghiệp phụ trợ mới, chờ sự bứt phá trong 2023

MERCEDES MẠNH TAY ĐẦU TƯ HÀNG TỶ USD TÍCH HỢP CẢM BIẾN LIDAR CHO NHIỀU MẪU XE TRONG 10 NĂM TỚI

Chuyển giao thành công hệ thống phân loại tự động tích hợp camera AI

Diễn đàn xây dựng nền công nghiệp tự chủ: vươn lên như diều gặp gió

Thành phố Hồ Chí Minh: Đẩy mạnh nhịp độ sản xuất
